Với nguồn lợi nhuận khủng từ việc cho thuê sân tennis đem lại, nhiều mô hình sân tennis dịch vụ đang trở nên thu hút các nhà đầu tư. Dưới đây là 5 bước thi công bề mặt xây sân tennis mà chúng tôi tổng hợp lại, nhằm giúp bạn nắm rõ từng công đoạn thi công đảm bảo hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời quan quản lý.
Danh Mục Bài Viết
Bước 1: Đổ sàn bê tông
Để xây dựng sân tennis đạt tiêu chuẩn chúng ta cần chú ý vào bề mặt của sân. Phải đảm bảo mặt sân được thi công bằng phẳng; không có dấu hiệu gồ ghề, lởm chởm; chịu lực tác động cơ học cao.
Ở bước này, nhà thầu xây dựng sẽ mài tạo nhám cho bề mặt bê tông. Sau đó dùng máy mài sàn làm phẳng những chỗ gồ ghề hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng để toàn bộ mặt sân bằng phẳng một cách đồng nhất. Cuối cùng là rà soát và trám vá các vết nứt nhỏ trên sàn.
Mục đích của toàn bộ quá trình này là giúp cho lớp vật liệu tiếp theo sẽ bám chặt vào sàn bê tông, loại bỏ những chỗ có lớp nền bê tông không đạt chuẩn, đảm bảo độ bền lâu dài của sân.
Bước 2: Chống thấm cho mặt sân
Đây là bước thi công rất quan trọng để làm sân tennis với bề mặt bê tông. Bước chống thấm này có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước xuống sàn gây hư hỏng, giúp nước đọng bốc hơi nhanh chóng. Loại bỏ quá trình hình thành những loại rong rêu, dầu mỡ, bụi bẩn bám dính.
Quá trình này nhằm đảm bảo chất lượng mặt sân, tránh bong tróc về sau, đồng thời khi thi công chống thấm sẽ làm tăng tính co dãn và độ kết dính của lớp sơn sàn.
Bước 3: Lớp phủ đệm
Ở bước này nhà đầu tư nên chú ý đến các yếu tố về vấn đề vật lý. Khi thực hiện bước này nhà thầu thường sẽ thực hiện sơn 2 lớp phủ để tạo được lớp đệm cho mặt sân.
Quá trình này phải đảm bảo sân đạt đúng chuẩn về độ êm, độ nảy cao, chống trơn trượt và giảm chấn thương khi người chơi va chạm với mặt sàn. Đồng thời, nên sử dụng các loại vật liệu có khả năng co giãn, chịu nhiệt tốt để giảm bớt những rủi ro về hư hỏng mặt sân.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ CT-08
CT-08 là loại sơn công nghiệp đặc biệt có tính chất dẻo dai, độ bền và độ đàn hồi cao. Thường được dùng để thi công các công trình về sân vận động thể dục thể thao như sân tennis, đường chạy điền kinh, sân cầu lông.
Lớp sơn phủ CT-08 là lớp phủ đa năng chịu được nhiệt độ cao từ nắng mặt trời, nước mưa và phù hợp với môi trường khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam. Bước thực hiện thi công lớp sơn phủ CT-08 này sẽ đảm bảo độ bền lâu dài cho mặt sân tennis.
Bước 5: Hai lớp phủ, kẻ vạch và đường line
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trọng yếu khi thi công sân tennis ở các bước trên, bạn nên thực hiện thêm 2 lớp phủ cuối cho mặt sân. Điều này sẽ giúp mặt sân chắc chắn, ổn định và có thời gian sử dụng lâu dài, khoảng thời gian giữa hai lớp sơn phủ nên cách nhau từ 4 đến 6 tiếng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Khi lớp sơn phủ cuối cùng đã khô chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện bước kẻ vạch và đường line. Nên sử dụng loại sơn có màu trắng để thi công kẻ vạch, kẻ đường line khi làm sân tennis, cả quy trình thực hiện nên chú ý theo đúng kích thước tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng sân tennis.
Tóm lại, Thiết kế xây sân tennis cần phải được lên kế hoạch chi tiết từ nguyên vật liệu thi công, cụ thể từng bước về quy trình thực hiện, đặc biệt là quá trình thi công phần mặt sân. Đây chính là phần trọng tâm nhất để đánh giá sân tennis của bạn có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng hay không. Để đảm bảo chất lượng công trình đạt hiệu quả tốt nhất, việc thi công làm sân tennis sẽ tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Hãy liên hệ ngay cho ATSPORT, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn thi công dự án xây dựng sân tennis của bạn.
LIÊN HỆ:
- Văn phòng TPHCM AT SPORT
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0869.685695
- Văn phòng Đà Nẵng AT SPORT
Địa chỉ: 118 Đô Đốc Lộc, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Điện thoại: 0704.993.999
LIÊN HỆ HỖ TRỢ