Khám phá tiêu chuẩn kích thước sân cầu lông quốc tế

Cầu lông là một môn thể thao khá phổ biến thời nay, vậy tiêu chuẩn kích thước sân cầu lông quốc tế dành cho các trận đánh đơn và đánh đôi được quy định như thế nào? Hãy cùng AT SPORT tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Danh Mục Bài Viết

1. Vì sao cần có kích thước sân cầu lông chuẩn?

Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn
Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Trong thực tế, khi tham gia các hoạt động cầu lông bình thường, chúng ta không cần các quy tắc về kích thước sân chuẩn. Tuy nhiên, khi tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp trong nước lẫn quốc tế thì ta cần phải có một sân đạt chuẩn, từ đó có thể định hình được vị trí sân, đảm bảo công bằng, đúng luật định và dễ dàng tìm được người thắng cuộc hay đội thắng cuộc trong trận đấu.

2. Yêu cầu kích thước sân cầu lông:

Sân cầu lông đánh đơn:

Căn cứ theo quy định của Liên đoàn Cầu lông thế giới, kích thước sân cầu lông đánh đơn đạt chuẩn quốc tế là một hình chữ nhật và bao gồm các thông số sau:

Chiều dài sân đấu: 13.40m.

Chiều rộng sân cầu lông đơn: 5.18m

Độ dài đường chéo sân: 14.30m

Tổng diện tích sân cầu lông: 69.412 m2

Độ dày của đường kẻ biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng để khác biệt với màu nền sân.

Sân cầu lông đánh đôi:

Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) quy định kích thước sân cầu lông đôi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế như sau:

Chiều dài sân đánh đôi: 13.40m

Chiều rộng của sân cầu lông đánh đôi: 6.1m

Độ dài đường chéo sân: 14.70m

Độ dày của đường biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng (dễ phân biệt với màu nền của sân)

Lưu ý: Kích thước của sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường kẻ biên này đến mép ngoài của đường kẻ biên kia ( cả sân đơn và đôi).

Ngoài ra, sân cầu lông đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế cần thêm một số điều kiện như:

 Phần trên không của sân thấp nhất là 9m, khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 2m và không có bất cứ vật cản nào.

Đối với hai sân cầu lông sát nhau thì khoảng cách giữa 2 sân ít nhất là 2m

Tường bao xung quanh sân cầu lông tốt nhất là màu sẫm và sân phải kín không được để gió luồn vào ảnh hưởng đến trận đấu.

3. Các quy định thiết kế sân cầu lông: 

Ngoài những tiêu chuẩn về kích thước mặt sân, diện tích sân cầu lông và không gian xung quanh sân thi một sân cầu lông đạt chuẩn quốc tế còn phải đảm bảo các quy định về phụ kiện trong sân như sau:

  • Cột căng lưới sân cầu lông

Cột căng lưới sân cầu lông
Cột căng lưới sân cầu lông

Hai cột căng lưới phải được đặt ngay trên đường biên đôi để phục vụ cho đánh cầu lông đơn và đánh cầu lông đôi.

Cột cầu lông được chia ra làm 2 loại là: 

Cột cầu lông có bánh xe thuận tiện cho việc di chuyển và dễ dàng tháo lắp.

Cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.

Hai cột lưới có chiều cao tiêu chuẩn tính từ mặt sân là 1m55. Hai cột căng lưới phải đảm bảo chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên.

Hai cột trụ cầu lông cũng như các phụ kiện đi kèm (ví dụ như ghế cầu lông) không được đặt vào trong sân mà đặt ở ngoài đường biên của sân.

  • Lưới cầu lông

 Lưới cầu lông tiêu chuẩn có chiều rộng 0.76m và chiều dài ngang sân là 6.7m.

Lưới phải được làm bằng những sợi nilon hoặc sợi tổng hợp mềm, có độ dày đều nhau và màu đậm. Mắt lưới không lớn hơn 20mm và không nhỏ hơn 15mm.

 Phần đỉnh lưới sẽ được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.

 Luật cầu lông quốc tế cũng quy định, không được để khoảng trống giữa lưới và hai cột lưới. Vị trí lưới phải được két sát vào thân trụ cầu lông.

  • Đường biên trên sân cầu lông

Liên đoàn cầu lông Quốc tế quy định, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Trong đó:

Sân cầu lông đánh đôi được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.

Sân cầu lông đánh đơn sử dụng đường kẻ bên trong.

Baseline: Là đường biên tại cuối mỗi bên sân, nó song song với lưới và chiều dài của đường này là toàn bộ chiều rộng của sân cầu lông.

Center line: Là đường vạch vuông góc với lưới, chia 2 phần sân giao cầu cho mỗi bên trái và phải.

Short service line: Là vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Thao tác giao cầu hợp lệ cần tối thiểu đi đến vạch này.

Doubles Sideline: Là một đường thẳng, kết hợp với đường biên tại cuối mỗi sân để tạo thành các đường ranh giới bên ngoài của sân cầu lông.

Long Service Line: Là vạch giao cầu dài. Khi giao cầu, bạn không được để cầu đi quá vạch này.

Đường biên trên sân cầu lông
Đường biên trên sân cầu lông

 

4. Địa chỉ thiết kế sân cầu lông kích thước chuẩn quốc tế?

Bài viết trên là toàn bộ thông tin mà chúng tôi tham khảo được từ Luật thi đấu của Liên đoàn Cầu lông thế giới nhằm giải quyết các thắc mắc cho câu hỏi kích thước sân cầu lông quốc tế được quy định như thế nào. AT SPORT hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn qua bài viết này.

Ngoài ra, AT SPORT cũng đang cung cấp các dịch vụ thiết kế và thi công các loại hình như sân cầu lông, sân bóng rổ, sân tennis,… uy tín nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu, hãy tham khảo qua chúng tôi đầu tiên nhé!

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng TPHCM AT SPORT

Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM.

Điện thoại : 0869.685.695

  • Văn phòng Đà Nẵng  AT SPORT

Địa chỉ: 118 Đô Đốc Lộc, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Điện thoại:  0704.993.999

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *