Danh Mục Bài Viết
Hiện nay, trên thị trường đa dạng các đơn vị thi công sân cỏ nhân tạo với rất nhiều mức giá chênh lệch khiến chủ đầu tư khó nắm được chi phí tương đối để hoàn thiện dự án. Để có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong kinh doanh sân cỏ nhân tạo, AT Sport sẽ chia sẻ những khoản chi phí trong thi công sân cỏ nhân tạo!
Chắc hẳn các chủ kinh doanh đã sở hữu một nguồn vốn nhất định để tiến hành thi công sân cỏ nhân tạo đến lúc hoàn thiện sân cỏ. Nhưng nhiều trường hợp vì không có kiến thức về dòng tiền khiến dành số tiền đầu tư lớn vượt quá khả năng chi trả và thu hồi được vốn, ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh bản thân. Vì thế tìm hiểu ngay các hạng mục chi phí cần thiết trong thi công sân cỏ.
1. Chi phí thuê đất
Rõ ràng mặt bằng là chi phí không thể bỏ qua (trừ phi là đất gia đình bạn), đây được xem là khoản chi phí trong thi công sân cỏ nhân tạo vô cùng thiết yếu và không thể bỏ qua!
Đầu tiên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn được mảnh đất theo mong muốn và nằm một vị trí thuận lợi: trường học, khu dân cư để thu hút được nhiều khách hàng. Nhưng hiện nay vấn đề khó khăn nhất với các nhà đầu tư là khó để sở hữu một mảnh đất có diện tích lớn để xây dựng sân bóng đá nên thông thường sẽ phải đi thuê đất. Đây là khoản chi phí cố định và bạn sẽ biết trước khi quyết định đầu tư.
Chẳng hạn 1 sân bóng trung bình doanh thu dự tính từ 30 triệu/tháng thì chi phí thuê đất không được quá 15% doanh thu, nên thuê đất rẻ hơn mức này để có hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Hãy làm hợp đồng dài hạn > 5 năm, tốt nhất là 10 năm. Bạn nên để thời hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên để giảm thiểu chi phí thuê đất.
2. Thi công nền hạ (Chiếm khoảng 10-15%)
Đây được xem là hạng mục chiếm khoảng 10 – 15% trong những khoản chi phí trong thi công sân cỏ nhân tạo!
Nền hạ là bước rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sân cỏ nhân tạo về sau. Khoản chi phí cho nền hạ phần lớn là chi phí mua nguyên vật liệu gồm có cát, đá được sử dụng để xây dựng nền, tạo độ bền cho bề mặt sân. Để tiết kiệm chi phí ở bước này các chủ đầu tư có thể tự mua các nguyên liệu này ở địa phương.
Nền hạ bao gồm cả hệ thống thoát nước cho sân bóng. Nên khi thi công cần đảm bảo:
- Độ dốc
- Độ chặt của các lớp đất và lớp đá
- Độ mịn của lớp đá trên cùng tiếp xúc với đế cỏ
Chi phí thi công hạng mục nền hạ phụ thuộc khá nhiều vào thực trạng hiện tại của mặt phẳng, nếu lớp địa chất của đất ổn định thì chi phí thi công sẽ tiết kiệm khá nhiều. Chi phí làm nền hạ chiếm từ 10- 15% tổng chi phí làm sân bóng cỏ nhân tạo..
3. Chi phí cỏ nhân tạo (chiếm 30-50%)
Chi phí cỏ cũng rất cao so với chi phí cả một sân cỏ, nó chiếm tầm 30-35% trong những khoản chi phí trong thi công sân cỏ nhân tạo
Thông thường, hạng mục này chiếm khoản chi phí nhiều nhất trong việc đầu tư sân cỏ nhân tạo (nếu làm nền hạ là không phức tạp và độ cứng, độ bằng phẳng, ổn định của đất là tốt). Trên thị trường có đa dạng loại cỏ với chất lượng và giá thành khác nhau, bạn nên cân nhắc để lựa chọn phù hợp theo nhu cầu.
Cỏ nhân tạo cao cấp:
Thời gian sử dụng rất bền, chống mài mòn cao, khả năng chống tia cực tím cao và thiết kế rất giống cỏ tự nhiên. Nếu có ý định làm sân cỏ nhân tạo sử dụng thời gian dài có mặt bằng thuê đất từ 6 – 10 năm trở lên hoặc đất của gia đình thì nên lựa chọn loại cỏ này. Bởi sẽ tiết kiệm được chi phí thay cỏ mới và thời gian thực hiện. Mức giá trung bình dao động: 190,000 – 250,000 VNĐ/m2
Cỏ nhân tạo thông dụng:
Đặc điểm loại cỏ này là sợi cỏ bền, chống mài mòn cao, khả năng chống tia cực tím tốt. Nhưng khoảng cách giữa các sợi cỏ khá thưa, không dày như cỏ cao cấp ( Số mũi kim/1m2 là thấp). Mức giá cỏ trung bình dao động từ 165,000 – 190,000 VNĐ/m2
Cỏ nhân tạo giá rẻ (loại cỏ lá mỏng hoặc cỏ cụm):
Thích hợp với nhu cầu sử dụng khoảng 3-4 năm. Tiện lợi nhất là sử dụng cho các công trình gần trung tâm, có thời gian đất thuê ngắn hạn. Mức giá cỏ trung bình dao động từ 130,000 – 160,000 VND/m2
Tùy vào từng loại cỏ nhân tạo khác nhau sẽ có mức giá thành khác nhau. Dựa vào nhu cầu của chủ đầu tư mà chọn mức chi phí mua cỏ nhân tạo phù hợp. Thông thường mức đầu tư cỏ sẽ chiếm từ 30-50% chi phí sân bóng chung của cả công trình. Đây là chi phí lớn nhất của toàn công trình.
4. Chi phí lắp đặt cỏ nhân tạo (Chiếm khoảng 15%)
Khoản chi phí cần có dành cho việc thi công tất tần tật mặt sân cỏ nhân tạo bao gồm: trải thảm cỏ, dán cỏ, trải cỏ trắng làm viền, rải cát và hạt cao su lên sân. Việc này sẽ bảo đảm chất lượng sân bóng hoạt động tốt hơn. Và giảm thiểu chi phí sửa chửa, bảo dưỡng.
5. Chi phí hệ thống lưới chắn bóng (Chiếm khoảng 5%)
Hệ thống lưới chắn bóng mang nhiệm vụ tạo không gian sân bóng cách biệt với bên ngoài. Và ngăn không cho bóng bị lọt ra ngoài trong quá trình chơi bóng. Có nhiều loại lưới chắn bóng khác nhau, độ dày khác nhau, kích thước mắt lưới khác nhau, chất lượng sợi khác nhau. Thế nên có nhiều mức giá thành cũng khác nhau.
6. Chi phí hệ thống chiếu sáng sân bóng (Chiếm khoảng 5-10%)
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các phần như sau:
- Cột đèn – bao gồm cột đỡ lưới chính
- Đèn chiếu sáng
- Dây điện
- Tủ điện và cầu dao đóng ngắt điện
Tùy theo tính thẩm mỹ, kích thước sân, cách bố trí sân sẽ có những phương án thi công hệ thống chiếu sáng phù hợp. Do đó hệ thống đèn cũng phụ thuộc vào các phương thức lắp đặt này. Ví dụ có thể sử dụng bóng đèn 400W cho các sân nhỏ đơn lẻ. Nhưng đối với sân rộng thì bóng 400W phải sử dụng bóng đèn công suất lớn hơn để rọi được xa hơn, thông dụng là đèn 1000W. Chi phí đầu tư thường dao động từ 5-10% tổng chi phí xây sân cỏ nhân tạo.
Hạng mục lưới chắn bóng bao gồm những phần sau:
- Lưới
- Cáp
- Tăng đơ và ốc xiết
- Cặp nhựa ( nếu cần)
7. Những chi phí khác
Những chi phí này phụ thuộc vào địa hình của khu đất bạn dự tính đầu tư
- Chi phí xin thủ tục, giấy phép kinh doanh
- Chi phí san lấp mặt bằng.
- Chi phí kéo điện, mắc điện 3 pha.
Dựa vào những khoản chi phí cho các hạng mục trên, để biết cách quản lý chi tiêu phù hợp và đầu tư hiệu quả. Hãy liên hệ AT Sport để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí về thi công sân cỏ nhân tạo và mang lại hoạt động kinh doanh thật tốt bạn nhé!
LIÊN HỆ HỖ TRỢ