Vì sao cần phải bảo trì bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo?

Nhằm ngăn chặn, hạn chế các tác nhân xấu gây ảnh hưởng tuổi thọ, chất lượng cũng như mỹ quang của sân cỏ mà các chủ đầu tư thường thực hiện việc bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo theo định kỳ. Để hiểu rõ hơn về lí do vì sao phải bảo dưỡng cỏ nhân tạo và quy trình bảo trì, bảo dưỡng bao gồm những bước nào, AT SPORT sẽ chia sẻ tất tật với bạn qua bài viết sau.

Lý do chúng ta nên bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo

Cũng giống như các sản phẩm nhân tạo khác, cỏ nhân tạo cũng có thời hạn sử dụng của nó, sau một thời gian chúng sẽ bị đứt gãy, bị ngã rộp theo mảng và không còn màu sắc đúng tone, mượt như lúc mới vừa thi công.

Thêm nữa, những hạt cao su lâu ngày cũng sẽ giảm dần đi dẫn đến tình trạng không đồng đều trên bề mặt khiến cho sân cỏ nhân tạo không còn đảm bảo chất lượng như lúc đầu. Điều này sẽ có tác động không tốt đến người chơi và ảnh hưởng phần nào đến kết quả của trận đấu, do đó nếu không cải thiện bạn sẽ mất đi lượng khách hàng của mình.

Hệ thống ánh sáng: sau một thời gian dài sử dụng đèn có thể bị mờ đi do các yếu tố va chạm hoặc bị cháy, hệ thống dây điện không còn liền mạch. Các trụ đèn, cộc nối, dây dẫn điện dưới tác động của thời gian, thời tiết có thể bị giòn, bị bám rong rêu, bị xuống cấp sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm về điện.

Hệ thống thoát nước: cũng như hệ thống điện sau một thời gian dài sử dụng hệ thống thoát nước cũng sẽ không tránh khỏi tình trạng bị thủng đường thống, bị rò rỉ hay bị bít đầu ra dẫn đến tình trạng sân cỏ nhân tạo bị ngập úng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân xấu tác động đến chất lượng của sân cỏ.

Chính vì thế việc bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo là một trong những việc làm tất yếu cần làm và được thực hiện thường xuyên. Bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo bao gồm các quá trình thực hiện các công việc như: kiểm tra mạng lưới cỏ nhân tạo, kiểm tra cơ sở hạ tầng, kiểm tra chất lượng sân tập, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trên sân. Nó sẽ giúp sân tập luôn đảm bảo duy trì ở trạng thái bình thường tốt nhất, duy trì tuổi thọ lâu dài cho sân cỏ cũng như đảm bảo chất lượng phục vụ cho khách hàng.

Bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo

Các bước trong quy trình bảo dưỡng

Kiểm tra chất lượng sân cỏ nhân tạo: đề đạt tiêu chuẩn quốc tế quy định sợi cỏ nhân tạo phải dài 5cm , thi công lớp cát 2 -3 cm và thi công lớp hạt cao su 5 -8 kg tương đương với độ dày 1 -2 cm. Sau quá trình thi công hoàn thiện 2 lớp cát và hạt cao su cho sân cỏ nhân tạo thì sợi cỏ còn lại phải đạt từ 1 – 1,5 cm  tổng chiều dài.

Bảo dưỡng lớp hạt cao su: Sau khoảng thời gian sử dụng lượng hạt cao su sẽ thường bị trôi về bốn góc sân và hai đường biên do nước mưa trôi hoặc bị đẩy đi trong quá trình vận động của người chơi. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc lượng hạt cao su không đồng đều và thường hay thiếu hụt ở giữa sân. Lúc này sân cỏ nhân tạo của bạn sẽ không còn đủ tiêu chuẩn về độ dày, dẫn đến sợi cỏ bị dài ra so với tiêu chuẩn 1,5cm ban đầu. Khi đó, chúng ta cần dùng máy bảo dưỡng để trải hạt cao su đều ra khắp mặt sân, việc vận hành bằng máy sẽ ít dẫn đến tình trạng tổn hại sợi cỏ và dễ bị rút mất. Nếu không thực hiện các công tác bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo này thì sợi cỏ ở các vị trí ít cao su sẽ nhô cao hơn so với tiêu chuẩn, dễ bị bung sợi, gãy sợi gây lõm chỏm ảnh hưởng đến chất lượng mặt cỏ.

Bảo dưỡng sợi cỏ: sau quá trình sử dụng lâu dài sợi cỏ phải chịu tác động cơ học, lực ma sát từ người chơi như chạy, nhảy, va chạm sân,… dẫn đến các trường hợp: sợi cỏ bị quăn lại, bị đổ rạp, bị tưa thành nhiều sợi mỏng … Lúc này lớp cỏ sẽ không còn che được lớp hạt cao su nữa, khiến chúng nổi lên khắp mặt sân gây giảm chất lượng. Nếu không bảo dưỡng thường xuyên thì việc suy giảm chất lượng cỏ nhân tạo trên sân cũng như tình trạng mặt sân là điều sớm muộn.

Bảo dưỡng sân bóng đá cỏ nhân tạo.
Bảo dưỡng sân bóng đá cỏ nhân tạo.

Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng: Việc bảo trì hệ thống đèn, nguồn điện ở khu vực sân là điều tất yếu mà các chủ đầu tư nên chú ý quan tâm. Chúng ta phải nên theo dõi tính ổn định của hệ thống điện, đảm bảo đèn không đứt bóng, không chập chờn, dây dẫn phải được sắp xếp và quấn lớp cách điện cẩn thận, tránh làm hở mạch điện gây cháy nổ, chập cháy đèn và hệ thống dây điện nói chung. Nên kiểm tra hệ thống điện định kỳ, thay mới hoặc sửa chữa ngay khi có vấn đề để bảo vệ người dùng đồng thời duy trì hoạt động trên sân.

Bảo dưỡng hệ thống thoát nước: Khi mưa lớn thường sẽ gây ngập úng mặt sân, hay để lại những vũng đọng trên sân cỏ nhân tạo. Điều này sẽ làm cho các loại nấm mốc có cơ hội phát triển mạnh gây hại đến chất lượng cỏ. Do đó, khi bảo dưỡng hệ thống điện, chủ đầu tư cũng nên chú ý đến hệ thống thoáng nước. Hãy kiểm tra và xử lý những chỗ bị rỉ nước trước khi chúng bị thủng to hơn, dọn dẹp khu vực lưu thông đầu ra của nước mưa – các loại rác thải thường hay bị xót lại và trôi đến nơi này gây ùn tắc.

Bài viết trên AT SPORT đã chia sẻ những lí do vì sao cần phải bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo định kỳ cũng như nêu ra những ý cơ bản trong quy trình bảo dưỡng. Hy vọng các bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn về dịch vụ bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo, với công nghệ kỹ thuật luôn được cập nhật xuyên suốt cùng với kinh nghiệm làm việc phong phú, AT SPORT hứa hẹn khiến bạn hài lòng nhất khi sử dụng gói dịch vụ bảo dưỡng của chúng tôi.

 LIÊN HỆ:

  • Văn phòng TPHCM AT SPORT

Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0869.685695

  • Văn phòng Đà Nẵng AT SPORT

Địa chỉ: 118 Đô Đốc Lộc, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Điện thoại: 0704.993.999

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *